Các lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da mãn tính và thường xuyên tái phát nếu người bệnh không điều trị và chăm sóc da đúng cách. Cùng cập nhập các lưu ý khi sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị và tránh khỏi tác dụng phụ.
1. Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa:
- Bao gồm: Thuốc bôi, thuốc uống/tiêm
Thuốc uống/tiêm gồm có:
– Các thuốc kháng histamin để làm giảm cảm giác ngứa.
– Các thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm trong giai đoạn bệnh lý cấp tính. Nghiên cứu cho thấy, có tới 95% các bệnh nhân bị viêm da cơ địa có tồn tại tụ cầu vàng trên da. Vì vậy, các thuốc kháng sinh này được dùng ngay cả khi chưa có dấu hiệu của bội nhiễm.
– Các thuốc Corticoid: Thường được cân nhắc khi sử dụng và chỉ nên sử dụng ở giai đoạn cấp tính với thời gian ngắn.
- Thuốc bôi viêm da cơ địa:
– Dung dịch sát khuẩn và giảm dịch tiết: eosin 2%, bạc nitrat 0,25 – 2%
– Kem làm ẩm da
– Thuốc bôi có thành phần corticoid hoặc không corticoid,…
>>> Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa: https://saoy.vn/viem-da-co-dia-la-gi/
2. Các lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Viêm da cơ địa:
Thuốc bôi viêm da cơ địa gồm các thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch ngay tại vùng da tổn thương (gồm 2 loại hai loại chính là: Corticoid và không corticoid) và các thuốc bôi dưỡng ẩm cho da.
2.1. Thuốc bôi viêm da cơ địa có corticoid
Thuốc bôi viêm da desonide 0,05%; hydrocortisone 2,5% dạng thuốc mỡ) dùng cho trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân mức độ nhẹ. Thuốc bôi viêm cơ địa có thành phần Corticoid là lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm da cơ địa. Thuốc này được sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Corticoid được phân loại sử dụng theo hiệu lực của chúng (gồm 7 nhóm mức độ từ ít mạnh nhất đến siêu mạnh) . Loại có hiệu lực yếu (như da cơ địa nên được dùng 1 hoặc 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và một lần khác trong ngày, bôi trong vòng 2-4 tuần, chỉ nên bôi ở các vùng có triệu chứng.
Nếu tình trạng viêm da cơ địa của bạn ở mức độ trung bình, nên dùng các thuốc bôi corticoid hiệu lực mạnh hơn ( như fluocinolone 0,025%; triamcinolone 0,1%; betamethasone dipropionate 0,05%). Đặc biệt, những bệnh nhân nặng, cấp tính, có thể sử dụng corticoid hiệu lực rất mạnh trong nhiều nhất là 2 tuần. Sau đó dùng duy trì thuốc bôi viêm có hiệu lực yếu hơn cho đến khi không còn tổn thương. Lưu ý, mỗi loại thuốc bôi corticoid phù hợp với từng vùng da khác nhau, không bôi thuốc dành cho vùng da dày như bàn tay, chân lên vùng da mỏng như da mặt. Vì các vùng da mỏng như mặt và các nếp gấp lớn nhỏ là những vùng có khả năng cao bị teo da khi dùng corticoid, vì vậy đối với những vùng da này bạn có thể dùng các thuốc bôi như mỡ desonide 0,05%.
Thuốc bôi viêm da cơ địa có thành phần corticoid có hiệu quả cao tức thời đối với viêm da cơ địa nhưng lại kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu sử dụng dài ngày như teo da, giãn mạch, nổi mụn, vết rạn da (vân), tĩnh mạch mạng nhện (telangiectasia),viêm da quanh miệng (quanh miệng), phát ban dạng mụn trứng cá hoặc bệnh trứng cá đỏ,… Do vậy, cần có sự tư vấn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị, người bệnh không được tự ý sử dụng cũng như thay đổi liều dùng tùy tiện.
2.2. Thuốc bôi viêm da cơ địa không chứa corticoid
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (TCI) là thuốc không corticoid, thuốc hoạt động trên cơ chế ngăn sự đáp ứng của một số tế bào của hệ thống miễn dịch, làm cho các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa và viêm không xuất hiện. Đây là thuốc viêm da cơ địa được dùng nhiều đứng thứ hai sau các thuốc bôi chứa corticoid. Trong nhóm thuốc bôi viêm da cơ địa này 2 loại được dùng nhiều nhất là thuốc mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus. Cách dùng: bôi vào vùng tổn thương một ngày hai lần.
Tacrolimus hàm lượng 0,1% dùng cho người trên 15 tuổi, còn tacrolimu hàm lượng 0,03% dùng cho trẻ em hoặc người không dung nạp với loại 0,1%. Nếu bệnh nhân không dung nạp được tacrolimus thì có thể chuyển sang dùng pimecrolimus để thay thế. Lưu ý thuốc mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi
Sử dụng TCI thay cho các thuốc bôi chứa corticoid trong các trường hợp sau: kháng trị với corticoid, tổn thương ở vùng da mỏng (như da mặt, nếp bẹn, hậu môn), bệnh nhân đã dùng thuốc bôi corticoid liên tục trong thời gian dài hoặc đã có xuất hiện các tác dụng phụ của corticoid. Bôi TCI ngày 2 lần có tác dụng giảm viêm tốt. Hơn nữa, TCI là thuốc được khuyên dùng sử dụng ưu tiên ở giai đoạn ổn định của bệnh với liều dùng 2-3 lần/tuần để ngăn ngừa tái phát. Tác dụng phụ thường gặp nhất của loại thuốc bôi viêm da cơ địa này là đau tại chỗ bôi thuốc, cảm giác bỏng rát hoặc châm chích.
2.3. Các sản phẩm dưỡng ẩm cho da
Các sản phẩm bôi dưỡng ẩm cho da cũng rất quan trọng trong điều trị triệu chứng khô da của viêm da cơ địa. Vì khô da không chỉ là triệu chứng mà nó còn nằm trong cơ chế gây bệnh và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa khác. Làm ẩm da là yếu tố quan trọng giúp giảm triệu chứng và hạn chế tái phát.
Có rất nhiều sản phẩm làm ẩm da bao gồm nhiều dạng như như kem, sữa, mỡ, dầu hoặc dạng tắm. Cách dùng dưỡng ẩm bôi và tắm như sau:
Thoa dưỡng ẩm lên vùng da khô. Số lần bôi tùy vùng da, tùy theo mùa (ví dụ như thời tiết mùa hè nóng ẩm, thoa từ hai đến ba lần một ngày, mùa đông độ ẩm không khí thấp nên thoa nhiều lần hơn). Tuy nhiên, nên bôi ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là lần bôi ngay sau khi tắm. Bạn nên tiếp tục bôi dưỡng ẩm lâu dài ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
Tắm bằng nước ấm vừa, trong thời gian không quá 10 phút. Không nên dùng nước tắm quá nóng, hạn chế dùng các loại sữa tắm có xà phòng có hương thơm.
Sau khi tắm xong, dùng khăn khô lau nhẹ nhàng, không lau mạnh và thoa ngay dưỡng ẩm lên da .
Viêm da cơ địa là bệnh lý điều trị phức tạp và thường xuyên phải dùng thuốc do bệnh hay tái phát. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
3. Sử dụng Thiết bị Y tế bảo vệ da để tránh tình trạng lạm dụng thuốc bôi viêm da cơ địa:
Việc sử dụng thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc bôi viêm da cơ địa có thể dẫn đến một số tác hại không mong muốn như: nhờn thuốc, teo da, giãn mạch, nổi mụn, vết rạn da (vân), tĩnh mạch mạng nhện (telangiectasia), viêm da quanh miệng (quanh miệng), phát ban dạng mụn trứng cá hoặc bệnh trứng cá đỏ,…
Các sản phẩm thiết bị y tế bảo vệ da không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài được đánh giá là an toàn, hiệu quả và là một giải pháp cho người bị viêm da cơ địa mãn tính.
Một trong những dòng sản phẩm nổi bật đó là ALLERGOFF của ICB Pharma. Đây là dòng sản phẩm với công thức đột phá, dùng được cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi và các tác dụng chỉ sau vài giờ (đã được NSX kiểm chứng).
Bộ 3 sản phẩm Allergoff được khuyên dùng trong phác đồ điều trị chính Viêm da cơ địa bao gồm:
Kem bảo vệ da mặt và cơ thể Allergoff
Sữa tắm trị liệu bảo vệ da Allergoff
Dầu tắm trị liệu bảo vệ da Allergoff
>>> Tìm hiểu về dòng Sản phẩm Allergoff tại đây.
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 27/10/2023
Da bị lão hóa theo thời gian sẽ dần xuất hiện những nếp nhăn, quầng thâm, bọng mắt, da chảy xệ, tối màu… Nếu như ngay bây giờ, bạn không tìm cách chăm sóc da chống lão hóa thì đến khi phát hiện đã quá muộn màng. 1. Nguyên nhân gì gây ra lão hoá […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/10/2023
Chăm sóc da đúng cách là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp chị em sở hữu làn da khỏe mạnh, tươi sáng và chống lão hóa. Bỏ túi ngay những điều cơ bản sau đây để quá trình chăm sóc da hàng ngày của bạn đem lại hiệu qủa tốt nhất. […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 22/08/2023
Viêm da cơ địa là gì? Viêm da cơ địa (bệnh chàm thể tạng) là bệnh da viêm xuất hiện từ nhỏ, với đặc trưng là da đỏ, khô, bong vảy, một số trường hợp chảy dịch, và ngứa. Ở trẻ dưới 2 tuổi, tổn thương hay gặp ở mặt, hiếm khi gặp ở thân […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/06/2023
Ngày 26/03/2023, Dược phẩm Sao Y vô cùng vinh dự khi được đồng hành cùng Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tổ chức “Hội nghị Da Liễu Thẩm mỹ miền Nam 2023” tại Trung tâm Hội nghị Gem Center với sự tham gia của hơn 1000 đại biểu đang công tác và học tập trong lĩnh […]
Xem thêm